Image default
Tin tức

Hướng dẫn hạch toán tiền chậm nộp thuế và tiền truy thu thuế

Tiền chậm nộp thuế về bản chất là số tiền phải nộp khi doanh nghiệp thực hiện nộp thuế chậm hơn so với thời hạn quy định. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp chậm nộp thuế dẫn đến việc bị phạt chậm nộp tiền thuế, khi đó số tiền này sẽ được hạch toán thế nào? Cách hạch toán truy thu thuế sau quyết toán thanh tra thuế, tiền phạt vi phạm luật thuế là gì? Bên cạnh các bài viết về thông báo phát hành hóa đơn điện tử, về cách tính và kê khai thuế trong doanh nghiệp,… cách hạch toán tiền chậm nộp thuế và tiền truy thu thuế sẽ được hướng dẫn qua bài viết hôm nay.

Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế, vi phạm hành chính:

– Khi DN nhận quyết định xử lý: Nợ TK 811: Chi phí khác; Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp

– Khi DN nộp tiền phạt: Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp; Có TK 111/112.

– Cuối kỳ kết chuyển kế toán ghi: Nợ TK 911; Có TK 811

Chú ý: Căn cứ dựa trên khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính gồm có: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế trong đó có cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định.

Như vậy: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế, vi phạm hành chính… sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN, cuối năm khi tính thuế TNDN thì kế toán phải loại khoản phí này ra.

Một số tài liệu hướng dẫn sử dụng thuế điện tử eTax kế toán cần biết

Bộ hồ sơ khai thuế ban đầu danh cho DN mới thành lập

Cách hạch toán tiền thuế truy thu thêm:

Dựa trên căn cứ tại Công văn Số 13521/CT-TTHT ngày 28/12/2007 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh về việc Hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế

Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính

nộp thuế

DN hạch toán số thuế phải truy thu thêm:

Doanh nghiệp được Chi Cục thuế kiểm tra quyết toán thuế các niên độ, phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, doanh nghiệp hạch toán:

– Thuế GTGT truy thu thêm:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa được phân phối năm trước.

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

– Thuế TNDN truy thu thêm:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp

– Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm đối với DN và cá nhân:

Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động; Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

Trường hợp do doanh nghiệp phải trả: Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước; Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.

– Khi nộp tiền thuế truy thu thêm:

Nợ TK 3331, 3334, 3335

Có TK 111, 112

2. Số trích khấu hao TSCĐ được điều chỉnh như sau:

Trường hợp qua kiểm tra phát hiện doanh nghiệp trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán thì doanh nghiệp hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức quy định như sau:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Đối với các trường hợp điều chỉnh nêu trên, doanh nghiệp sẽ không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.

Related posts

5 yếu tố cạnh tranh bạn nên biết

Trịnh Ánh Tiên

Kinh nghiệm chọn màu rèm cửa theo màu sơn nội thất độc đáo

Trịnh Ánh Tiên

Có nên mua chó phốc sóc giá rẻ?

Trịnh Ánh Tiên

Leave a Comment